Chọn cỡ chữ
Đọc bài viết
Tạm dừng
Tiếp tục
Dừng
In trang
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp. TỔ CHỨC BỘ MÁY Nguyễn Hồng Quân Giám đốc Điện thoại: 0979140441 Email: quannh4@vinhphuc.gov.vn Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm được thực hiện theo Quyết định số 707/QĐ-UBND, ngày 10/10/2024 của UBND huyện Tam Đảo. Vị trí và chức năng 1. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tam Đảo (sau đây viêt tăt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện về tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc và hoạt động theo quy định; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tinh Vĩnh Phúc và các cơ quan có thẩm quyền. 2. Trung tâm có chức năng phục vụ công tác quản lý nhà nước, giúp UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y; chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và xúc tiến thương mại nông, lâm, thủy sản; các hoạt động khuyến nông; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện. 3. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để giao dịch theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật; về chăn nuôi, thú y, thủy sản; về quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản; về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và xúc tiến thương mại nông nghiệp, thủy sản; về công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào nông nghiệp và các chương trình công tác khác đã được phê duyệt. 2. Tổ chức thực hiện dịch vụ điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo sinh vật gây hại cây trồng, dịch bệnh trên cây trồng và dịch bệnh động vật trên địa bàn cấp huyện; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống trên địa bàn cấp huyện, đồng thời báo cáo về cho Chi cục chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo từng lĩnh vực quản lý. Phối hợp xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh báo, cơ sở dữ liệu và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cây trồng, dịch bệnh động vật trên địa bàn phụ trách theo quy định. 3. Triển khai thực hiện các quy trình kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản áp dụng trên địa bàn, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. 4. Ứng dụng và chuyển giao kết quả các đề tài khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn. 5. Thực hiện công tác dịch vụ khuyến nông, cung ứng và tư vấn sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thú y thủy sản, vắc xin và các loại vật tư, trang thiết bị thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn phục vụ người sản xuất. 6. Phối hợp xây dựng và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông viên cơ sở, các câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn. 7. Tham gia bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã và cộng tác viên khuyến nông trên địa bàn huyện, cung cấp thông tin khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường cho mạng lưới khuyến nông viên, thú y viên, cán bộ bảo vệ thực vật cơ sở, các tổ chức xã hội khác và nông dân để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. 8. Phối hợp tổ chức xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư nông nghiệp khác cho nông dân; Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai tại địa phương. 9. Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền trong khuyến nông theo quy định của pháp luật. 10. Tham gia đấu thầu, ký hợp đồng thực hiện các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành. 11. Quản lý và sử dụng các quỹ hoạt động (nếu có) theo quy định của pháp luật. 12. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định. 13. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến nông nghiệp, nông thôn theo sự phân công và theo quy định của pháp luật. 14. Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. 15. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện giao theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Lãnh đạo Trung tâm gồm 01 Giám đốc và không quá 02 phó giám đốc. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; có trách nhiệm báo cáo công tác trước Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Phó Giám đốc giúp Giám đốc phụ trách một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Việc bố nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định của Đảng, Pháp luật và theo phân cấp hiện hành. 2. Phòng chuyên môn gồm 02 phòng: phòng Hành chính - Tổng hợp và phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Dịch vụ. Việc thành lập các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm khi đáp ứng các tiêu chí: Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên (việc thành lập các phòng chuyên môn khi đáp ừng được theo yêu cầu quy định). Số lượng cấp phó; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Trung tâm thực hiện theo quy định của Đảng, của Pháp luật và theo phân cấp hiện hành. 3. Biên chế, số lượng người làm việc, lao động hợp đồng: số lượng người làm việc (biên chế viên chức) của Trung tâm do Chủ tịch UBND huyện quyết định trong tổng số người làm việc của UBND huyện được UBND tỉnh giao hàng năm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, Đề án xác định vị trí việc làm và biên chế được cấp có thẩm quyền giao. Hàng năm Trung tâm xây dựng kế hoạch biên chế, số lượng người làm việc theo khối lượng công việc, báo cáo UBND huyện xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và nguồn kinh phí, Giám đốc trung tâm được ký hợp đồng lao động phù hợp với vị trí việc làm để đám bảo thực hiện nhiệm vụ được giao và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật. 4. Cơ chế tài chính: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Đảo thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Khoản 4, Điều 9 và Mục 3, Chương II của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Điều 4. Điều khoản thi hành 1. Căn cứ vào Quy định này, Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm xây dựng Quy chế làm việc và tố chức thực hiện trên cơ sở phân định rõ chức trách, nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị. 2. Quá trình thực hiện và căn cứ tình hình thực tiễn theo yêu cầu, nhiệm vụ công tác, Trung tâm có trách nhiệm tổng hợp những khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân huyện xem xét, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, đúng quy định của pháp luật.